Steven Gerrard – Chương 2: Đồng đội là… kẻ thù

Thứ Hai, Tháng Hai 1st, 2016

Ở cái tuổi 18 dở dở ương ương, tâm sinh lý con người thay đổi. Hành động xốc nổi, tính khí bồng bột và cả một chút tự mãn là những biểu hiện thường thấy ở thanh niên mới lớn. Steven Gerrard không phải ngoại lệ. Anh nhớ lại lich thi dau bong da hom nay quãng thời gian đầu tiên ở đội một Liverpool với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau đan xen.

Hồi ký Steven Gerrard - Chương 2: Đồng đội là… kẻ thù
Steven Gerrard. Ảnh: Internet.

Từ ghét…

Chơi bóng ở Premier League đồng nghĩa với việc mỗi tuần, tôi phải đối mặt với 4 vạn khán giả phía bên trên sẵn sàng sỉ vả hay lăng mạ nếu tôi chơi kém. Không khí ở đây khác hẳn với sân bóng không đường pitch, được vây quanh bởi biển quảng cáo hết hiệu lực ở Whiston. Thú thật, ty le bong da trước khi chuyển đến sinh hoạt cùng những người lớn hơn mình cả chục tuổi, tôi chẳng cảm thấy sợ hãi điều gì. Cha tôi có dặn “Con phải nhớ đây chỉ là sự khởi đầu” và tôi nghĩ “À, có gì đâu, mình cũng giỏi mà.

Không vô cớ mà tôi tự tin đến thế. Trước khi chuyển lên sân chơi Ngoại hạng, tôi chỉ có 4 trận trong màu áo đội trẻ Liverpool. Chưa kể tới việc đội bị loại sớm ở FA Cup giải trẻ, nghĩa là ấn tượng ban đầu về tôi hầu như không tồn tại trong mắt những người đứng đầu CLB. Đó còn là thời điểm Liverpool quy tụ hàng ngũ những tuyển thủ quốc tế hàng đầu thế giới thời bấy giờ như Ince, Berger, Redknapp, Fowler hay McManaman. Vậy tại sao tôi vẫn được chọn? Chắc hẳn, phải có lý do giúp tôi đứng cùng hàng ngũ với giới ngôi sao.

Một tuần sau trận ra mắt gặp Blackburn, ket qua bong da anh tôi được đá chính ngay từ đầu ở vị trí hậu vệ phải trong trận đấu giữa Liverpool và Tottenham. Trong đường hầm, Paul Ince liên tục dặn tôi: “Cậu sẽ đối mặt với một trong những tiền vệ cánh hay nhất ở đây, David Ginola”. Tôi ý thức rõ sự nguy hiểm của cầu thủ người Pháp nhưng trên sân, cứ mỗi khi tôi để Ginola vượt qua hoặc không áp sát (thực chất, tôi không muốn đứng quá gần bởi như thế thì khả năng bị vặn lưng càng tăng cao), Ince lại gào lên như kẻ điên trên sân, gọi tôi là thằng đần. Sự tự tin biến mất, thay vào đó là lòng căm thù đến tột độ. Hôm ấy, Tottenham thắng 2-1.

… đến biết ơn

Paul Ince từng là thần tượng thuở nhỏ của tôi. Nhưng bây giờ, chúng tôi là những đối thủ trực tiếp cạnh tranh cho một suất đá chính. Kỳ thực, tôi sẽ chẳng quan tâm quá nhiều tới Ince nếu ông ta không tỏ ra hách dịch. Nhiều tuần liền, cứ mỗi khi tôi có bóng và bắt đầu thực hiện những đường chuyền vượt tuyến, Ince lại quay ra cáu gắt: “Cậu làm cái khỉ gì vậy?”. Ince khi ấy cũng bắt đầu xuống sức nên về lý, ông ta chẳng có tư cách gì ra lệnh cho tôi.

Thật may là Ince và tôi lại chơi cùng vị trí. Gánh nặng tuổi tác của Ince là cơ hội để tôi bứt lên. Tất nhiên, với bản tính ngỗ ngược ngày ấy, tôi luôn cần tới sự tư vấn của gia đình. Trong một dịp về thăm nhà, cha tôi căn dặn: “Đừng làm quá mọi chuyện con nhé. Ince là bậc đàn anh. Không nên tỏ thái độ hằn học với Ince dù cậu ấy có làm gì quá đáng. Hãy xem đó là động lực phấn đấu.

Ban đầu, tôi không có ý định nghe cha. Nhưng ngẫm lại, tôi mới thấy lời khuyên ấy mới đúng đắn làm sao. Tôi gạt bỏ sự tức giận với Ince, tập trung trau dồi chuyên môn và bản lĩnh trận mạc.

Buổi nói chuyện với cha diễn ra đúng 48 giờ trước trận derby Merseyside đầu tiên trong đời của tôi dưới tư cách cầu thủ. Tháng 4/1999, tức thời điểm mùa giải đi vào chặng nước rút, tôi không kỳ vọng gì về cơ may ra sân. Tới tận phút 71, tôi mới được tạo điều kiện “chào hàng” khán giả hai bên. Tỷ số là 3-2 nghiêng về Liverpool. Tôi hạ quyết tâm không cho phép bản thân mắc sai lầm.

Phút cuối cùng, Danny Cadamateri (Everton) thoát xuống và đứng trước cơ hội lập công trong tư thế đối mặt. Xuất phát sau khoảng 20 m nhưng bằng tuổi trẻ và lòng nhiệt huyết, tôi hít thật sâu, bứt tốc độ và phá bóng ngay trước mũi giày Cadamateri khi anh này chuẩn bị vung chân.

Tình huống truy cản của tôi giữ 3 điểm trọn vẹn ở lại với Liverpool. Trên khán đài, tôi nghe thấy tiếng hô vang từ phía CĐV “Anh chàng 19”, ý ám chỉ “19 phút Liverpool có tôi trong đội hình thay đổi tất cả”.

Trận đấu đó đánh dấu bước ngoặt mới trong sự nghiệp của tôi. “Không biết ơn Ince mới là lạ!”, tôi lẩm bẩm trong phòng thay đồ.

“Vừng ơi, mở cửa ra”

Hai chữ Steven Gerrard không chỉ gói gọn trong khuôn khổ phạm vi nước Anh. Cuối năm 1998, HLV Gerrard Houllier gọi điện: “Cậu muốn đá UEFA Cup không?”.

Ngày 08/12/98, chúng tôi tiếp Celta Vigo trên sân nhà trong trận đấu thuộc khuôn khổ UEFA Cup. Hôm ấy, tôi khá bất ngờ khi được xếp chơi ở trung tâm hàng tiền vệ cạnh David Thompson. Đó là đặc ân được Gerrard Houllier – người thầy vĩ đại nhất tôi từng được tiếp xúc trong sự nghiệp dành tặng. Và cũng chính nhờ quyết định táo bạo của Houllier, từ một hậu vệ phải, tôi được thuyên chuyển đến vòng tròn giữa sân, bắt đầu những ngày tháng huy hoàng một đời cầu thủ ở vai trò “người cầm trịch lối chơi”.

Thực tình, tôi chưa tưởng tượng nổi viễn cảnh gắn bó cuộc đời với hành lang cánh. Một cầu thủ chuyên nghiệp đá đâu cũng được nhưng muốn được nhân loại nhớ tới, cầu thủ chuyên nghiệp còn phải “chuyên biệt” từng vị trí.

Còn nữa, sân chơi châu lục quả thật rất bổ ích. Ở đó, tôi dễ dàng tiếp cận với những nền văn hóa, triết lý bóng đá khác nhau. Những cầu thủ thường xuyên xuất hiện ở Champions League hay UEFA Cup (tiền thân của Europa League ngày nay) luôn biết cách thi nghi trong từng hoàn cảnh khác nhau. Michael Salgado là một điển hình. Qua thời đỉnh cao, anh ấy rời Real, sang Blackburn và thi chạy với những con báo nhanh nhất ở Premier League. Tôi cũng vậy, một ngày nào đó Anfield chỉ còn là ánh hào quang (trong phần cập nhật của cuốn sách, Gerrard tái khẳng định sẽ rời Liverpool sau khi mùa giải 2014/15 khép lại và chuyển tới LA Galaxy, Hoa Kỳ).

Tin bóng đá